Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Tây Nguyên




Di tích lịch sử văn hóa Tây Nguyên/ Nguyễn Tùng. –H.: Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông, 2020. 250tr; 20.5cm.


Tây Nguyên là một vùng cao nguyên rộng lớn nằm ở phía Tây và Tây Nam nước ta, là một trong ba tiểu vùng của miền Trung Việt Nam phía bắc và phía đông được bao bọc bởi vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Tây Nguyên vẫn còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể hết sức quý giá, vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị thẩm mỹ độc đáo như: nhà rông, nhà dài, đàn đá, tượng nhà mồ, các lễ hội và kho tàng văn học dân gian với những bản trường ca, truyện cổ, truyện ngụ ngôn, lời nói vần, những làn điệu dân ca đậm đà bản sắc lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Một trong những di sản nổi tiếng nhất của Tây Nguyên là Không gian văn hóa cồng chiêng, đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.


Thư viện

Trường THCS Lê Anh Xuân được thành lập vào ngày 15/07/2002, tại số 211/53 Vườn Lài, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh. Trường có diện tích 6912 ㎡, xây dựng 39 phòng học, 20 phòng chức năng, diện tích còn lại dành cho việc trồng cây xanh, sân chơi. Hơn 20 năm hình thành và phát triển, trường THCS Lê Anh Xuân đã vinh dự đạt được nhiều danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Quận Tân Phú trao tặng.

Mới hơn Cũ hơn